Hoa đậu biếc không chỉ đẹp mà lại còn tốt cho sức khỏe khi dùng pha nước uống. Tuy nhiên đôi lúc một số lầm tưởng lại có thể khiến chúng ta sử dụng hoa đậu biếc không đúng cách. Việc đó có thể gây ảnh hưởng đến dinh dưỡng và rước họa vào thân. Vì thế, hãy cùng OCOP Sóc Trăng tìm hiểu những lầm tưởng khi dùng hoa đậu biếc làm nước uống ngay bên dưới nhé.
Theo giới chuyên gia, một số sai lầm dưới đây có thể khiến đậu biếc phản tác dụng:
Pha trà hoa đậu biếc bằng nước quá nóng
Nhiều người nghĩ trà đậu biếc càng được pha nóng thì càng thơm ngon. Nhưng sự thật là nước quá nóng sẽ làm ảnh hưởng đến hương vị của trà và chất lượng của đậu biếc. Hơn nữa nước nóng còn ảnh hưởng đến thực quản, hệ tiêu hóa và răng lợi.
Nhiệt độ thích hợp để pha trà là khoảng 75 độ C. Tức là nước đun sôi để nguội khoảng 10 phút.
Sử dụng quá nhiều hoa đậu biếc trong ngày
Trà đậu biếc không nên sử dụng nhiều vì chúng có chứa caffeine. Nó có thể khiến bạn cảm thấy bồn chồn, lo lắng, khó tiêu, tăng nhịp tim, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Mỗi ngày chỉ nên uống 1 – 2 tách trà hoa đậu biếc được pha vừa phải.
Sử dụng hoa đậu biếc cho bà bầu, trẻ nhỏ
Bà bầu và trẻ sơ sinh là đối tượng được khuyến cáo không nên dùng hoa đậu biếc. Trong hạt của hoa đậu biếc có chứa anthocyanin – một hợp chất có khả năng làm tử cung co bóp dữ dội. Chính vì thế, phụ nữ đang trong thai kỳ không nên sử dụng quá nhiều kẻo ảnh hưởng đến thai nhi.
Ngoài ra, cơ thể của trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh vẫn còn non yếu, chưa hoàn thiện. Vì thế không nên sử dụng loại hoa này kẻo sinh tác dụng phụ.
Lạm dụng, tin mù quáng vào trà đậu biếc khiến bệnh trở nặng
Trên mạng xã hội tràn lan thông tin trà hoa đậu biếc có tác dụng tiêu trừ triệt để ung thư, tim mạch, tiểu đường… Điều này khiến không ít người tin tưởng mù quáng vào chúng. Thậm chí còn từ chối được điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Từ đó, bệnh thêm nặng, cơ thể dễ suy kiệt do không được điều trị bệnh trong thời điểm vàng.
Những người đang chuẩn bị làm phẫu thuật phải hạn chế dùng hoa đậu biếc. Những người đang dùng thuốc chống đông máu cũng vậy. Bên cạnh đó, những ai có tiền sử huyết áp thấp và đường huyết thấp cũng không nên dùng nhiều. Đậu biếc có các thành phần làm hạ huyết áp và giảm đường huyết, gây nên tình trạng choáng và chóng mặt, buồn nôn.
Lưu ý cần nhớ khi dùng trà hoa đậu biếc
Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) cho biết:
Có một vài nghiên cứu nói về tác dụng của hoa đậu biếc với làn da và việc điều trị bệnh. Nhưng không phải vì vậy mà chúng ta tin tưởng mù quáng mà không điều trị theo chẩn đoán của bác sĩ.
Lương y nhấn mạnh chỉ nên xem trà hoa đậu biếc như một thức uống hỗ trợ cải thiện sức khỏe. Không nên coi là thuốc, có tác dụng chữa bệnh. Không nên vì chủ quan, lạm dụng hoa đậu biếc mà để bệnh tình thêm nặng đến mức không thể cứu chữa.
- Nếu sử dụng thì nên dùng với lượng vừa phải (1-2 ly mỗi ngày), không nên dùng dài ngày.
- Nên mua hoa có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo an toàn vệ sinh.
- Tránh việc lẫn tạp chất, phơi sấy không đảm bảo chất lượng có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người dùng.
Trên đây là những thông tin về Những lầm tưởng khi dùng hoa đậu biếc làm nước uống. Nếu bạn đọc thấy hữu ích hay có ý kiến gì thêm xin hãy để lại bình luận bên dưới cho chúng tôi cùng biết nhé. OCOP Sóc Trăng xin chân thành cảm ơn.
Đặt mua ngay sản phẩm của chúng tôi: Hoa đậu biếc cô đặc
=> Xem thêm:
Những ai không nên uống nước hoa đậu biếc